Hình thành thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp chúng ta khỏe khoắn hơn, nhiều năng lượng hơn, cảm thấy vui vẻ hơn, đầu óc linh hoạt hơn,… Dưới đây là những ích lợi cụ thể của việc đi ngủ sớm và thức sớm mỗi ngày:
Thời gian tiếp xúc với ánh sáng có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể của bạn, theo kết quả nghiên cứu gần đây của Đại học Northwestern. Theo đó, người nào tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng có chỉ số khối cơ thể BMI thấp hơn người có sự tiếp xúc ít hơn. Điều này không phụ thuộc vào lượng calori hấp thu hay sự năng động thể chất.
Các chuyên gia khuyên nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến trưa.
Ngủ sớm, thức sớm giúp chúng ta khỏe khoắn hơn, nhiều năng lượng hơn
2 – Ít xảy ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha khẳng định: Người thức khuya lái xe kém hơn và ít tập trung hơn. Người có thói quen dậy sớm là người có xu hướng đi sâu vào chi tiết nên họ có thể lái xe tốt và an toàn hơn vào cả ban đêm.
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng nhiều nhà tuyển dụng các vị trí như phi công, người phẫu thuật, người giám sát nhà máy hạt nhân cũng tìm hiểu các ứng viên xem họ là người thức sớm hay ngủ muộn để có phân công giờ giấc làm việc phù hợp.
3 – Chủ động hơn trong xử lý tình huống
Các chuyên gia sinh học của Đại học Harvard khảo sát trên sinh viên và phát hiện rằng những sinh viên có thói quen thức dậy sớm có sự chủ động hơn về mặt tinh thần khi đối diện các tình huống khó khăn cần giải quyết.
Ngoài ra, các sinh viên này còn có óc sáng tạo rất tốt, có khiếu hài hước và cởi mở, dễ hòa nhập hơn. Và các sinh viên này nhờ sự chủ động nên có cơ hội tìm kiếm được công việc tốt hơn, thành công hơn và lương bổng tốt hơn.
4 – Cảm thấy hạnh phúc hơn
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Toronto tiến hành trên hơn 700 người trưởng thành đã khẳng định: Người thức dậy sớm, lúc 7 giờ sáng hay sớm hơn có cao hơn 25% khả năng cảm thấy vui vẻ, hứng khởi và tỉnh táo.
Tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng giúp thúc đẩy mức năng lượng và giảm nguy cơ suy nhược tinh thần.
5 – Có sự rèn luyện cơ thể một cách bền bỉ hơn
Người có thói quen thức dậy sớm có lịch trình rèn luyện sức khỏe ổn định và được duy trì tốt hơn, theo Đại học New England. Và việc này giúp cho họ có sức khỏe tốt hơn, ít bệnh tật hơn.
6 – Kết quả học tập tốt hơn
Nghiên cứu năm 2013 tiến hành ở các trường trung học của Đức cho thấy học sinh có thói quen thức dậy trễ có điểm số học tập thấp hơn các học sinh có thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm, sau khi đã xem xét các yếu tố khác như khả năng tư duy, sự tỉnh táo và động lực học tập ở trường.
Và các sinh viên có thói quen ngủ trễ, thức dậy trễ cũng có xu hướng “chè chén” quá mức, làm giảm kết quả học tập – theo Đại học Bắc Texas (Denton).
7 – Người bị tiểu đường có mức đường huyết tốt hơn
Nhiều nghiên cứu khẳng định ngủ trễ có hại cho đường huyết. Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy người trưởng thành mắc tiểu đường tuýp 2 nếu có thói quen ngủ trễ có mức HbA1C cao hơn (mức kiểm soát đường huyết), mức triglyceride, mức cholesterol xấu LDL cao hơn so với người đi ngủ sớm và dậy sớm.
Người thức khuya còn đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe như bệnh mạch vành, hội chứng chuyển hóa, giảm dung nạp glucose – theo Medscape.
Trong lĩnh vực cá cược bóng đá, ty le keo nhà cai là một yếu tố quan trọng mà mọi người chơi cần phải hiểu rõ.