IMG_1272

Những khẩu hiệu “Giữ gìn vệ sinh môi trường”;“Xây dựng nếp sống văn minh” hay “Vì một thành phố xanh sạch đẹp” đã được thế giới trăn trở từ lâu… Hiện nay, những quốc gia phát triển đang loay hoay về vấn đề này, khẩu hiệu ngắn hay dài thì điều tôi quan tâm nhất vẫn là hai từ “SẠCH” và “BẨN”, bởi hạnh phúc – buồn vui của con người đều xuất phát từ hai chữ đó. Nếu cộng đồng biết hy sinh, cống hiến để bảo vệ môi trường sạch một cách đúng nghĩa thì chúng ta hạnh phúc, nếu không thì ngược lại. Đó là lời đầu cho cuộc trò chuyện của Doanh nhân Nguyễn Bửu Đoan Thanh – PGĐ Cty TNHH TM-DV & Môi Trường Kim Hoàng Hiệp, tỉnh Bình Dương.

Tôi tìm chị vào một ngày thu đầy nắng, PT. Thủ Dầu như choàng tỉnh sau cơn mưa mùa dữ dội, những ngọn gió nam cứ từ đâu thổi đến mang theo mùi hương muôn loài hoa trái, mảnh đất phú hậu, ngọt ngào của những vườn Lái Thiêu bạt ngàn, quanh năm trĩu quả đã sản sinh ra bao thiếu nữ mặn mà, duyên dáng để người đời phải mệnh danh là “Người đẹp bình dương…”.

Nữ Doanh nhân Nguyễn Bửu Đoan Thanh – PGĐ Cty TNHH TM-DV & Môi Trường “Thiên sứ” của môi trường

Thủ Dầu – 8h 30 phút, những giọt cà phê đang tí tách rơi thì điện thoại đổ chuông, một giọng nói đầy sức truyền cảm cất lên “Em đến chưa?” dạ! em ở số 1 đường 30/4 – Phú Hòa nơi đã hẹn”. Lại gần tôi là một phụ nữ dịu dàng đằm thắm, chị mỉm cười bắt tay tôi với phong thái của một doanh nhân nghị lực và nhân hậu. Tôi vào chuyện với đề tài “khắc họa chân dung doanh nhân vì môi trường đang thành công bằng lẽ sống “… Chợt nhớ trước mặt tôi là một “Nữ hoàng” bởi chị vừa được tôn vinh là Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam do Trung ương Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp với cùng ty XNK ô tô Ngọc Minh tổ chức lần thứ nhất tại TP. Ninh Bình. Thật là xứng đáng…! Bởi chị đã say mê cống hiến quên mình cho công cuộc Bảo vệ Môi trường. Hôm ấy, tận mắt tôi chứng kiến phút vinh quang ngây ngất bởi Thứ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên đã trực tiếp trao chứng nhận cho nữ Doanh nhân Nguyễn Bửu Đoan Thanh, vậy mà giờ đây chị lại gần gũi và bình dị lạ thường…! Nhấp ngụm cà phê chị nói: “Ngày xưa, đất đai, cây cối, sông ngòi tốt tươi và trong lành lắm! những thành phố làng quê luôn bình yên trong vẻ đẹp vốn có của đất trời mà hôm nay mọi thứ đều biến đổi, tôi không chỉ muốn đất nước mình giàu có mà quan trọng hơn Việt Nam phải là một “Vương quốc sạch” để chúng ta hướng đến những miền sống nhẹ, để con người được cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp toàn bích và đích thực của cuộc sống trong lành…”.

Thứ trưởng Bộ VHTT VÀ DU LỊCH Vương Duy Biên lên trao chứng nhận cho người đẹp

Hơn một thập kỷ hành trình và kinh qua bao thử thách, chúng tôi đã xử lý thành công rất nhiều dự án xả thải và hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn như: công ty Cà phê Thắng Lợi, Thuận An; Công ty HKK – Khóa kéo Hoàn Mỹ và một số doanh nghiệp nước ngoài. Những kỷ niệm đó là nền tảng và tiền đề để tạo sức bật cho Kim Hoàng Hiệp vươn tầm hơn nữa… Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, đối diện với cơn bão của cuộc cách mạng 4.0, chúng tôi ấp ủ và thực hiện một đề án cực kỳ quan trọng, nó có tính đột phá và làm mới diện mạo vệ sinh môi trường, đặc biệt là “Văn minh nơi công cộng” thay đổi cái nhìn của du khách với Việt Nam về du lịch đó là: “Nhà vệ sinh thông minh…”.

Suốt nhiều năm qua, Nhà vệ sinh là một đề tài vô cùng nhức nhối, nó liên quan đến rất nhiều lĩnh vực phát triển của quốc gia, đặc biệt lo ngại là “Y tế” và “Sức khỏe cộng đồng”… Trẻ đi học thì nhịn bài tiết vì sợ hãi nhà vệ sinh, bệnh viện quá tải vì lây nhiễm khủng khiếp của nhà vệ sinh, những quốc lộ, góc phố, công viên lộng lẫy đèn hoa, cây cảnh, khẩu hiệu, băng rôn nhưng vẫn đè lên dòng chữ “cấm đi bậy” mà nhiều người cứ quay mặt mặt vào tường phóng uế vô tư chỉ vì một lý do đơn giản đó là “Thiếu” và “Bẩn…”.  Thành phố, làng quê, thậm chí cả những nơi thắng cảnh, tham quan, du lịch lãng mạn, nên thơ hay đẳng cấp nhất cũng đều phải gánh chịu cảnh ngộ này, chưa nói đến hậu quả của những nạn dịch với hàng trăm thứ bệnh sẽ lây lan và tấn công con người. Chúng ta đang sống ở thế kỷ “văn minh tự động hóa” thế nhưng rất nhiều nhà vệ sinh của ta lại hoạt động ở thời “quá vãng…” có những nhà vệ sinh kiến trúc suốt từ hồi “chống Pháp”, cửa mở thẳng ra đường; vách tường bít bùng nilon; dùng bồn cầu thấp; dội nước bằng tay; máng tiểu khơi bằng tôn; rãnh thoát tiểu đắp bằng xi măng tự do bốc mùi nồng nặc. Những nhà hàng, quán bia sang trọng lắp thương hiệu đèn lét xanh – đỏ – tím – vàng nhấp nháy lung linh bắt mắt, khách nhậu nườm nượp, ăn uống, xả thải tới tấp nhưng khi vào nhà vệ sinh thì có lẽ là một cực hình khủng khiếp bởi hệ thống quá thô sơ cho hàng ngàn thực khách thi nhau bài tiết.

Những vùng quê xa lắc, những em bé chăn trâu hay cô gái lái đò đã sử dụng Internet; Smartphone;  google; facebook, biết du lịch Bốn bể – Năm Châu qua màn ảnh nhỏ… nhưng những danh từ: “Cầu Tõm”; “Nhà Cầu” ; “chuồng xí”; “chuồng tiêu” vẫn còn nguyên trong thực tại.

Trăn trở về thực trạng này, suốt 3 năm, vợ chồng tôi khảo sát hơn mấy chục tỉnh thành, lấy số liệu, tìm tòi phương án, đưa ra kế hoạch đầu tư thực hiện nhằm thay đổi tình thế nhưng rất khó khăn bởi các cơ sở Công và trường học né tránh, họ dấu diếm vì lý do: ảnh hưởng thành tích thi đua hay nó là vấn đề tế nhị – nhạy cảm. Tôi đóng giả bệnh nhân, cải trang làm phụ huynh và nhiều “vai” khác để thâm nhập, quay phim, chụp ảnh hiện trường. Có một câu chuyện mà chúng ta cần phải “ngượng” đó là: Con gái tôi, cháu tên Lê Ngọc Đoan Trinh, 15 tuổi cháu thi đậu trường MDIS – Đại học Singapore, sau tuyển sang UNSW – Uniner sity of new south wales Sydney – nghiên cứu Sinh tại Úc. Cháu có nhiều bạn bè quốc tế, một lần dẫn bạn về chơi, tất cả rủ nhau đi thăm thú những vùng đất đẹp của Việt Nam, những thành phố hiện đại, những tòa ốc chọc trời tráng lệ, những khách sạn, nhà hàng mọc lên san sát, làng mạc trù phú, phố xá sầm uất, đâu đâu cũng đủ đầy dịch vụ ăn  uống tây, ta. Kết thúc chuyến đi, các con khen đất nước mình đẹp lắm. Tuy nhiên, gương mặt gợn buồn, gặng hỏi thì con nói: “tất cả tuyệt vời, duy nhất chỉ có khâu Vệ sinh Công cộng là không thể chấp nhận, nó bẩn thỉu hôi tanh và bừa bãi, chúng con vui chơi thỏa thích nhưng cứ đi vệ sinh là lại gặp vô vàn “khó khăn” vì sợ mùi hôi và vi khuẩn lây nhiễm”,  cuối cùng đành phải vào cà bar cà phê sang trọng, gọi đồ nhưng không uống, mục đích duy nhất là đi toa lét – vệ sinh… vậy là một lần toilet mất cả chục đô…”.

Vệ sinh Công cộng có thể coi là vấn nạn cực kỳ nghuy hiểm, nó kéo lùi sự phát triển du lịch, nó làm bộ mặt phố phường nhem nhuốc và lo nhất là, nạn dịch bệnh nổi lên thì khó chống… Không thể chần chừ, chúng tôi lặn lội sang các nước tiên tiến để tham khảo, tìm tòi công nghệ, đặc biệt là Singapore – một “vương quốc sạch” về môi trường đã ủng hộ nhiệt tình. Đến đây tôi choáng ngợp bởi một “nền văn minh toa lét” của các nhà vệ sinh thế giới vô cùng độc đáo…

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Lây nhiễm – Thần Kinh, BV Nhi Đồng 1- TP. HCM cho biết: “Nhà vệ sinh luôn tồn tại 200 vi khuẩn gây bệnh. Thống kê của Liên Hiệp Quốc năm 2015, thế giới cứ 20 giây thì một trẻ em chết vì các bệnh liên quan đến vệ sinh công cộng; hơn 800.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do tiêu chảy, 80% nguyên nhân vi khuẩn lây nhiễm từ nhà vệ sinh. Việt Nam, năm 2014, có 3,7 triệu người không có nhà vệ sinh; 4% dân số phóng uế trực tiếp ra môi trường; 16% dân số sử dụng loại nhà vệ sinh không cách ly được với môi trường, điều này sẽ làm bùng phát dịch bệnh tay chân miệng; tiêu chảy; đau bụng; buồn nôn; đau mắt; còi cọc; vàng da; tiết niệu; thần kinh và rất nhiều bệnh khác… Đặc biệt lây nhiễm do các nhân làm viên vệ sinh là những người lao động phổ thông, không qua trường lớp, kiến thức nghiệp vụ dọn dẹp không đúng cách, không đúng giờ, không có trang thiết bị hợp lý, duy nhất chỉ dùng vòi nước phun rửa, đó là một tác nhân lây nhiễm khủng khiếp khi vào mùa bệnh. Cách đây 50 năm, tổ chức thế giới mở hệ thống Trường Cao đẳng nghiên cứu – đào tạo tất cả những gì liên quan đến toilet công cộng và kiến trúc, vận hành, bảo trì nhà vệ sinh tên là: World Toilet College tại Singapore… Thế mới biết, chúng ta phải nhìn ra thế giới để học hỏi từ những điều nhỏ nhất…

Năm 2015, kế hoạch chín muồi, vợ chồng tôi quyết định khởi sự cho thử thách mới… Đúng dịp kỷ niệm 19/11 – Ngày “Vệ sinh thế giới”, một sự kiện đặc biệt đầu tiên của Việt Nam diễn ra tại Bình Dương với 2000 người cùng các Ban – Ngành- Sở – Bộ về tham dự, sự kiện mang tên “Cuộc chạy khẩn cấp 2015” do Kim Hoàng Hiệp tổ chức, đặc biệt có Chủ tịch tổ chức world toilet organization – Nhà vệ sinh thế giới  ông Jacksim đã cảm động trước tâm huyết vì cộng đồng của của chúng tôi mà hết lời khen ngợi; ông Chuahungmeng – GĐ điều hành nhà vệ sinh thế giới tại Singapore nói: “Tư duy và tâm huyết của Kim Hoàng Hiệp sánh ngang tầm Châu lục, chỉ cần thực hiện đúng quyết sách thông thoáng là đề án thành công”, sự kiện nhằm thúc đẩy và đổi mới tư duy về An toàn Vệ sinh đến từng người dân, cụ thể là: Bảo vệ sức khỏe và môi trường bằng nhà vệ sinh thông minh, kinh phí sự kiện lên gần 5 tỉ đồng mà không một “thường quân” nào tài trợ. Tiếp đó là 20 bài báo đăng tải trên 20 cơ quan đại chúng, gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nghuy hại đến sức khỏe cộng đồng nếu không thay đổi nhà vệ sinh…!

Ngày 13/2/2018, sau bao nghiên cứu, ấp ủ ngày đêm, sản phẩm toa-lét thông minh đầu tiên của Kim Hoàng Hiệp chính thức ra đời trong niềm hân hoan của bà con và du khách tại khu du lịch Chùa Bà Thiên Hậu tỉnh Bình Dương, tổng kinh phí tài trợ trên 1,5 tỷ đồng, miễn phí 100% duy tu, bảo dưỡng, vận hành. Tiếp đến là lắp đặt tại Trung tâm văn hóa Điện ảnh tỉnh Bình Dương với sự trầm trồ, ngưỡng mộ của du khách trong và ngoài nước bởi tính tiện ích vượt trội hơn so với các nước Tư Bản. Thiết kế có cả buồng buồng dành cho người khuyết tật, không gian rộng thoáng, tất cả hoàn toàn tự động bởi mạng lưới Cảm biến Internet of Things, có khả năng truyền tải và kết nối máy chủ qua hàng ngàn km, người sử dụng không phải chạm tay vào bất kỳ thiết bị nào từ mở cửa đến cấp giấy, rửa tay, sấy tay, xả nước… Người  vệ sinh quan sát được bên ngoài qua màn hình camera; đánh giá mức độ hài lòng hoặc không hài lòng trên dòng cảm biến. Nếu có sự cố hay bất kỳ vấn đề gì chỉ cần bấm nút SOS, tín hiệu sẽ truyền về trung tâm hỗ trợ; Nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời từ 5 – 48 vôn, trong khi các nước Tư Bản phải dùng 110 đến 210 vôn. Có hệ Bán tự động, (nghĩa là nếu hết bin, toa lét vẫn làm việc bình thường) xử lý mùi qua tháp than hoạt tính. Chi phí lắp đặt hợp lý vì thiết bị linh kiện sản xuất theo dây truyền hàng loạt.

Vận hành mạng lưới chỉ cần ngồi ở Bình Dương là điều khiển tất cả các tỉnh thành từ Huế – Đà Nẵng – Sài Gòn và bất cứ tỉnh nào cùng chung mạng lưới. Tôi hỏi: “toa – lét Kim Hoàng Hiệp ưu việt hơn công nghệ Tư Bản ở điểm nào?”, chị nói: “anh xã nhà tôi tự sáng chế thêm 6 tính năng tiện ích đó là: tự động và bán tự động như: rửa tay; Hút sấy mùi; khử mùi; Cơ chế diệt khuẩn bằng công nghệ tia UV; kích hoạt tự dọn vệ sinh bằng cần gạt rác; hướng dấn sử dụng bằng âm thanh cài đặt. Kiểm tra chất lượng tự động, tất cả điều hành bằng “mệnh lệnh” Cảm biến Internet of Things. 6 sáng chế đó được Bộ Khoa học Công nghệ mừng vui chứng nhận.

Sau thành công ấy, tôi lắp đặt thêm tại TP. HCM ba điểm là: Nhà hát và Bệnh viện quận 1; đường Nguyễn Văn Bình và có đơn vị đã đặt hàng 1000 cái. Riêng tỉnh Bình Dương, chủ trương của Chủ tịch lắp đặt 300 cái bằng nguồn vốn xã hội hóa như: gắn biển quảng cáo và nguồn thu kinh doanh bằng những dịch vụ văn minh tiện ích.

Tiếng lành đồn xa… Những thành phố có thu nhập chủ lực về Du lịch như: Vũng Tàu; Đà Nẵng; Huế và rất nhiều tỉnh thành khác ngỏ ý họp bàn để giải quyết vướng mắc nếu có… Âm vang đó đã vọng động đến các cơ quan cấp cao như Bộ Y tế, Bộ Khoa Học công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường và tất cả các ban ngành đều ủng hộ… Điều đặc biệt ấn tượng là, trong một buổi họp báo, Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng đã nói với truyền thông: “Cái gì ích lợi, cái gì mới mà không có tác động, không có sự quan tâm thì nó sẽ rất lâu đổi mới..!” Tôi cảm động trước lời cổ vũ của những lãnh đạo cấp cao đã quan tâm, trách nhiệm. Bởi cuộc cách mạng muốn thành công thì không thể chỉ có một người… Chúng tôi tha thiết, trân thành kêu gọi và cầu mong nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội chung tay thực hiện để can thiệp môi trường vì Sức khỏe Cộng đồng và vì Văn minh cộng cộng.

Trước đó, một số đơn vị đã làm nhưng thất bại vì nhiều nguyên nhân như: chuyên môn và nghiên cứu chưa sâu, công nghệ chưa áp dụng tối đa, hệ thống quản lý điều hành chưa khoa học… Từ đó tôi thử nghiệm và đưa ra mô hình cực kỳ ưu việt, có tính cấp tiến của thời đại đó là: “Máy móc thay con người” quy trình quản lý tự động, tinh gọn nhân công, tuyệt đối trong lành văn minh mà không bao giờ ô nhiễm.

Thiết nghĩ, Áp dụng Khoa học công nghệ để mình đi lên cùng thế giới, tạo sự thuận tiện để thay đổi dần  ý thức của cộng đồng. Thế nên, dự án là hỗ trợ không thu phí người nghèo. Chỉ mong các cơ quan chức năng nhiệt thành giúp đỡ, kêu gọi các tổ chức doanh nghiệp chung tay xã hội hóa cho dự án thành công bền vững, để ước nguyện về Sức khỏe và Môi trường của nhân dân được mãi mãi xanh tươi…

Cuối buổi trò chuyện, chúng tôi chia tay khi hoàng hôn đỏ thẫm, chị thong thả tiễn chân tôi ân cần nói: “Làm môi trường rất cần một trái tim nhân ái, biết đa cảm yêu thương cả núi non, cây cỏ, sông hồ… huống chi là cộng đồng và bè bạn. Trong sự nghiệp, tôi luôn tâm niệm “Lòng nhân ái  khởi sự của thành công…”

Cùng nhìn ngắm vẻ đẹp rạng rỡ của Nữ Doanh nhân Nguyễn Bửu Đoan Thanh:

Bình Dương – tháng 8 /2018

Phóng sự của Quang khải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.