bai-cung-ong-cong-ong-tao-theo-van-khan-co-truyen-viet-nam

Cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là tục lệ của nhiều nơi, nhưng cũng có người cúng từ trước đó.

Nhiều người cho rằng, cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp cũng được vì đó là thời gian trước khi Ông Công, Ông Táo về Thiên đình bẩm báo, với hàm ý để các vị Táo Quân có thời gian chuẩn bị chu đáo.

Tuy nhiên cũng có người chọn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp. Hoặc cũng có người chọn đúng ngày 23 tháng Chạp để cúng.

Theo đó, gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo vào khung giờ: 5h-7h hoặc 9-11h, 11h-13h.

Cụ thể, 9-11h ngày 23 là giờ Tỵ. Đây là giờ Tốc Hỷ. Tiễn Táo quân lên chầu trời vào khung giờ này, Táo quân sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.

Khung giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần quy tụ để chuẩn bị về trời, đây cũng là thời điểm nhiều người lựa chọn để cúng ông Công ông Táo.

heo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối…

Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời nhưng đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.

Theo Emdep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.