25/12/2024

Hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đang thay đổi, hình thức bán hàng “mang đi” và “giao hàng tận nơi” đang trở nên hấp dẫn với cả người bán lẫn người mua.

Các nhà kinh doanh ẩm thực tại các thành phố lớn đang tăng cường cả bán hàng phục vụ tại chỗ lẫn đóng gói, chuyển hàng tận nơi. Sức tăng trưởng của mô hình kinh doanh này đang ngày một cao và là yếu tố quan trọng khiến các nhà kinh doanh ẩm thực không thể bỏ qua.

Di động

Chỉ cần gõ “giao thức ăn tận nơi” là Google sẽ hiện ra cả triệu kết quả phục vụ nhu cầu này. Điều này cho thấy xu hướng dịch vụ này đang rất tiềm năng và phát triển mạnh. Không riêng gì các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như Pizza Hut, KFC…, các cửa hàng ẩm thực nhỏ hơn đã sử dụng triệt để dịch vụ này để đáp ứng nhu cầu “nhanh chóng, tiện lợi” của người tiêu dùng.

Xu hướng “mang đi” và “giao đến” hiện khá phổ biến ở những thành phố lớn, dù trước đây tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác hầu như không có văn hóa “mang đi và giao đến”. Do vậy, tỷ lệ đóng góp vào tổng doanh thu từ kênh “mang đi và giao đến” tại các chi nhánh ẩm thực thường ít khi vượt quá 10%. Nhiều mô hình kinh doanh chú trọng “mang đi và giao đến” như Domino’s ở nước ngoài, khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng phải điều chỉnh mô hình cho phù hợp với hành vi tiêu dùng của người bản xứ. Cũng vì vậy, mô hình chuyên mang đi và giao đến tại Việt Nam trước nay ít có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, theo Euromonitor , vài năm gần đây, đặc biệt trong năm 2016, lần đầu tiên mô hình này đã tăng trưởng vượt bậc, với mức tăng trưởng 25% về giá trị, đạt doanh thu 568,9 tỷ đồng; có 45 chi nhánh trên cả nước.

Theo Euromonitor, đặc biệt trong năm 2016, lần đầu tiên mô hình “mang đi và giao đến” đạt doanh thu 568,9 tỷ đồng.

Vì sự tiện lợi là điều kiện hàng đầu đối với mô hình mang đi và giao đến nên các cửa hàng ẩm thực này tập trung sử dụng việc đặt hàng online nhằm giúp khách hàng không mất thời gian chờ đợi. Cũng vì vậy, mô hình này được các đại gia ngành pizza sử dụng hiệu quả nhất. Cụ thể tại Việt Nam Domino’s và Pizza Hut đang là người dẫn đầu trong hình thức kinh doanh này.

Việc người tiêu dùng quen dần với thương mại điện tử cũng góp phần rất lớn vào việc làm tăng số lượng đơn đặt hàng qua mạng cho ngành ẩm thực. Tuy nhiên, do yêu cầu đầu tư vào nền tảng đặt hàng online, các thương hiệu ẩm thực nhỏ hơn cũng như các nhà hàng, quán ăn gia đình chưa có cơ hội tham gia vào kênh phân phối hiệu quả này mà chủ yếu sử dụng facebook như một cách quảng bá hiệu quả. Cho đến nay, Domino’s dẫn đầu thị trường mang đi và giao đến, chiếm tỷ lệ 68% tổng giá trị thị trường nhờ vào thế mạnh của nền tảng công nghệ và mô hình sẵn có ở nước ngoài.

Điều cần lưu ý dành cho các doanh nghiệp ngành ẩm thực là cuộc sống hiện đại sẽ ngày càng đẩy người tiêu dùng về phía các dịch vụ tiện lợi, một phần vì không đủ thời gian, một phần do sự tăng trưởng tất yếu của thu nhập khả dụng. Mô hình mang đi và giao đến, do đó, chắc chắn sẽ ngày càng phát triển.
Khách hàng mục tiêu mà mô hình này tập trung khai thác là người nước ngoài, dân công sở, người làm việc tự do, start-up và doanh nhân trẻ – những người không có thời gian và có nhu cầu được phục vụ tận nơi, trong giờ ăn tại nơi làm việc hay thậm chí là tại nhà.

Tiềm năng rộng mở

Theo Euromonitor, dự đoán từ năm 2016 đến năm 2021, giá trị ngành ẩm thực chuyên mang đi và giao đến sẽ tăng trưởng trung bình ở mức 13% mỗi năm, với tổng giá trị ngành tăng trưởng 87,9% đến năm 2021, đạt giá trị 1.068 tỷ đồng. Số lượng chi nhánh cũng sẽ tăng trưởng tỷ lệ thuận với tỷ lệ 9% và tổng số lượng chi nhánh tăng ở mức 57,8% đến năm 2021, nâng tổng số chi nhánh lên 650 chi nhánh.

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với xu hướng kinh doanh “everything tech” (tất cả đều cần sự hỗ trợ của công nghệ), thì đây là xu hướng không thể bỏ qua đối với tất cả những doanh nghiệp hiện đang tham gia thị trường ẩm thực tại Việt Nam.

Đối với các chuỗi cửa hàng kinh doanh ẩm thực có năng lực tài chính để đầu tư, thì mang đi và giao đến là mô hình cần được doanh nghiệp lưu ý đưa vào danh mục đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, người kinh doanh cần thuê các nền tảng công nghệ để giảm chi phí đầu tư ban đầu, nhưng vẫn có thể tham gia vào cuộc đua tiện lợi của tương lai.

Bên cạnh đó, rào cản về chi phí thuê mặt bằng ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng cũng sẽ trở thành một yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp ẩm thực phát huy mô hình mang đi và giao đến. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ giải quyết được đáng kể bài toán chi phí mặt bằng vì không cần vị trí đắc địa hay diện tích lớn. Doanh nghiệp có thể xây dựng được vị thế cạnh tranh về giá bán, nhờ tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí hoạt động, cũng như chi phí thuê mặt bằng.

Đơn giản nhất, người tham gia kinh doanh ẩm thực không cần hiểu sâu về công nghệ vẫn có thể dễ dàng tạo một tài khoản trên Facebook, hoặc sử dụng số điện thoại di động để bán hàng. Thậm chí có những quán cà phê gần các cao ốc văn phòng còn sẵn sàng giao cà phê mang đi trong bán kính 2km. Với tính tiện lợi của mình, trong tương lai mô hình mang đi và giao hàng nhanh chắc chắn còn phát triển hơn nữa với sự hỗ trợ của điện thoại di động, Facebook, apps…. hoặc công nghệ tích hợp nhiều hệ thống khi nhà kinh doanh muốn mở rộng chuỗi.

Chị Nguyễn Thị Ngọc, một chủ quán có thâm niên trên Facebook 2 năm nay kể rằng: trước đây cô đã thất bại khi thuê nhà ở quận 3, TP.HCM để mở quán do không kham nổi chi phí thuê mặt bằng. Nay, việc giao hàng tận nhà rõ ràng giúp cho quán của cô đến gần với khách hàng hơn. Cô còn chủ động “rao trước” với khách hàng những món ngon để nấu nướng vừa đủ. Thậm chí ngoài bán các món bún bò, bún riêu, bánh đúc…, cô còn tranh thủ bán luôn cả mít, ổi, trứng gà, gà vườn…, nói chung là cây nhà lá vườn, có lúc nào thì rao trên FB lúc nấy và người quen cứ thế mà đặt hàng. “Thuận tiện, dễ dàng, đôi bên đều vui vẻ”, chị Ngọc cho biết. p

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.