Đối với những cá nhân, tổ chức muốn mở rộng nhu cầu kinh doanh nhưng e ngại chi phí, rủi ro, kinh nghiệm chưa có…nhượng quyền thương hiệu chính là giải pháp tối ưu hóa những mong muốn đó. Đây cũng là hình thức hợp tác win – win giữa chủ thương hiệu nhượng quyền và đối tác nhận chuyển nhượng, giúp cho việc kinh doanh và phát triển có nhiều cơ hội hơn, mức độ đầu tư và rủi ro cũng được san sẻ hơn.
Để việc chuyển nhượng thương hiệu được đánh giá là suôn sẻ, thành công còn phụ thuộc vào kế hoạch và sự phát triển trong kinh doanh, hãy cùng Sức Khỏe & Sắc Đẹp tìm hiểu về 6 bước trong kế hoạch chuyển nhượng thương hiệu:
- Hiểu rõ công việc kinh doanh và thị trường
Việc đầu tiên, bạn cần hiểu rõ về công việc kinh doanh và thị trường ngay từ khi bạn bắt đầu khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu. Khi đã hiểu rõ rồi, bạn sẽ dễ dàng để lập kế hoạch cụ thể, chi tiết về định hướng phát triển cho đối tác, đảm bảo rằng công việc kinh doanh của chính bạn và đối tác nhận nhượng quyền sẽ thành công mỹ mãn.
Để công việc kinh doanh đạt hiệu quả, thành công, chắc chắn bạn sẽ cần tự tay mình làm nhiều việc. Bạn có thể sẽ trở thành người nấu phở, người thợ sơn, người pha chế từng tách cà phê…chính những trải nghiệm do tự bản thân mình làm đó sẽ giúp bạn hiểu rõ và điều chỉnh được kế hoạch kinh doanh của mình.
- Chọn lựa đối tác nhận nhượng quyền
Để chuyển giao thương hiệu của mình cho một đối tác, hãy hiểu rằng, họ sẽ chính là người đại diện cho thương hiệu của bạn, vậy bạn chắc chắn phải có tiêu chí chọn lựa phù hợp với tiêu chuẩn và định hướng của mình.
Hãy quan sát sự thấu hiểu, yêu mến và tin tưởng của đối tác nhận nhượng quyền dành cho thương hiệu của bạn, cùng với đó là sự thăm dò về thực lực của họ. Nếu chỉ có đam mê mà không có mong muốn phát triển và gắn kết thì chắc chắn họ cũng sẽ không thể trở thành một đối tác tốt của bạn được.
Và để tránh rủi ro, đón chờ sự phát triển bền vững và mạnh mẽ, hãy thẳng thắn loại bỏ những đối tác nhận nhượng quyền thương hiệu nhưng kế hoạch hoạt động của họ không rõ ràng, thiếu logic.
- Hiểu rõ về những vấn đề pháp lý
Mỗi quan hệ kinh doanh giữa những chủ thương hiệu và đối tác nhận nhượng quyền là mối quan hệ khá nhạy cảm, để tránh những rắc rối không đáng có, cần nhờ tới những luật sự chuyên nghiệp tư vấn hoặc giúp bạn soạn thảo ra những bản hợp đồng quy tắc đúng và đầy đủ nhất. Hãy thiết lập những điều khoản chặt chẽ và minh bạch, đối tác nhận nhượng quyền sẽ không được chỉnh sửa, nhưng được quyền bổ sung những điều khoản đó, mục đích cuối cùng của thỏa thuận chắc chắn sẽ vẫn là đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Trong quá trình chuyển nhượng cũng như giai đoạn vận hành về sau, chắc chắn không tránh khỏi sẽ có những vấn đề cần dùng tới lý lẽ, vậy bạn phải là người nắm rõ luật và hiểu đúng nhất để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của đối tác.
- Xác định định hướng phát triển
Xác định định hướng phát triển là một điều vô cùng cần thiết. Bạn chắc chắn sẽ không muốn thương hiệu của mình chỉ ở trong một nhóm nhỏ thị phần, tuy nhiên phát triển như thế nào, ra tới đầu, tầm cỡ của thương hiệu ra sao…bạn cần biết mình muốn gì.
Để thương hiệu nhượng quyền phát triển bền vững, đừng ngần ngại trao đổi và chia sẻ những định hướng kinh doanh của mình tới đối tác nhận nhượng quyền. Việc cùng trao đổi và thực hiện những kế hoạch kinh doanh chắc chắn sẽ làm cho thương hiệu của bạn trở thành một thương hiệu vững mạnh và có tiếng.
- Đặt ra những quy trình, giới hạn quy tắc phù hợp
Đưa ra những khoảng giới hạn mở để đối tác nhận nhượng quyền có thể tự do, thoải mái phát triển và sáng tạo dựa trên khuôn khổ những quy trình, quy tác của việc chuyển nhượng. Tin rằng điều đó sẽ làm cho sự hợp tác chuyển nhượng trở nên thành công với hiệu quả kinh doanh đáng nể. Đừng quá để đảm bảo thương hiệu mà nhầm lẫn với bảo vệ cái tôi cá nhân khi đặt ra những quy tắc với đối tác bạn nhé.
- Giúp đỡ , hỗ trợ đối tác nhận nhượng quyền
Thời gian mới bắt đầu sẽ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng với những đối tác nhận chuyển nhượng, bạn nên thu xếp thời gian để đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ họ vận hành trong giai đoạn này. Việc giúp đỡ, điều chỉnh đúng lúc, kịp thời sẽ giúp cho thương hiệu của bạn và đại diện thương hiệu (đối tác nhận nhượng quyền) có thêm tự tin, tránh rủi ro và phát triển thành công!