apptmdt

Theo số liệu của bộ Công Thương, uớc tính mỗi ngày có đến 3 triệu đơn hàng được xử lý trên các sàn thương mại điện tử. Người tiêu dùng đã sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn khi mua sắm trực tuyến với mức chi trả trung bình là 186 USD/năm, tương đương 4,3 triệu đồng (Theo Sách Trắng TMĐT Việt Nam).

2021 là năm nhìn lại sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sàn thương mại điện tử trong bối cảnh đặc biệt. Những cái tên như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Shop Thương gia & Thị trường đã trở nên quá quen thuộc với người bán, người mua với hàng loạt các chương trình ưu đãi, giảm giá dày đặc. Cuối tháng 8/2021 vừa rồi, có những cái tên bị loại khỏi cuộc chơi tiêu biểu như “Yes24”.

Sự ra đi của Yes24 đã đem lại rủi ro lớn cho người bán khi thiệt hại cả về doanh thu, kênh bán và một lượng lớn khách hàng. Không thể phủ nhận sàn TMĐT vẫn là kênh bán hàng lý tưởng nhưng làm sao để chọn được nền tảng kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình để tiếp cận tối đa người dùng và gia tăng doanh thu, lợi nhuận? Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng bạn tìm hiểu sàn TMĐT nào sẽ phù hợp với sản phẩm của bạn nhé!

SHOPEE

Shopee gia nhập thị trường từ năm 2015, nhưng Shopee hiện nay là một trong những sàn TMĐT hot nhất hiện nay với số lượng cửa hàng và khách hàng khủng. Nhờ sự “hậu thuẫn” của tập đoàn SEA và nguồn đầu tư của các đại gia TMĐT, Shopee đang phát triển rất mạnh mẽ và tăng trưởng tích cực về mặt người dùng, gian hàng và số lượng đơn. Bản chất của Shopee là một social E-commerce platform – nền tảng trang web thương mại điện tử tích hợp mạng xã hội. Điều này cho phép người mua và người bán hàng dễ dàng tương tác, trao đổi thông tin về sản phẩm và chương trình khuyến mãi của shop.

BERNAMA - Shah Alam warehouse to be closed - Shopee

Khi sử dụng Shopee kinh doanh, bạn sẽ có những lợi ích sau:

  • Tiếp cận được nhiều khách hàng
  • Thủ tục đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng, nhanh chóng
  • Quy trình bán hàng đơn giản
  • Hỗ trợ phí vận chuyển cho nhiều đơn hàng cùng chính sách vận chuyển cho nhà bán hàng.
  • Phí mở gian hàng miễn phí.
  • Tương tác tốt với khách hàng dễ dàng qua khung chat.
  • Có các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn cho nhà bán hàng.

Bán hàng qua đây cũng có những nhược điểm sau:

  • Số lượng người bán trên Shopee lớn nên mức độ cạnh tranh cao
  • Người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm do không được kiểm duyệt của Shopee
  • Thường phù hợp hơn với các mặt hàng giá rẻ
  • Phí ship cao với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ phí ship
  • Shopee áp dụng thêm rất nhiều loại phí với người bán (phí hoa hồng, phí thanh toán, phí chiết khấu…) và đây cũng trở thành khó khăn với các chủ shop kinh doanh nhỏ.

Ngành hàng thế mạnh: Thời trang, nhà cửa đời sống, sức khỏe sắc đẹp, điện tử.

TIKI

Tiki cũng thuộc Top 4 sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam theo dữ liệu của SimilarWeb và thống kê của iPrice Insights. Trong năm 2018, Tiki nhận được khoản đầu tư lớn từ VNG và tập đoàn công nghệ JD.com. Sàn TMĐT này đã chi rất mạnh tay trong các chương trình truyền thông, ưu đãi thu hút người dùng và hỗ trợ người bán. Tính đến quý IV/2018, Tiki vươn lên vị trí thứ 2 trong bản đồ thương mại điện tử Việt Nam sau nhiều chiến dịch marketing thành công.

Công ty TIKI là gì? Địa chỉ ở đâu? Tiki có cửa hàng không?

Về lợi thế:

  • Chính sách bán hàng khắt khe, niềm tin mua sắm trên Tiki của người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn thương mại điện tử khác.
  • Tỉ lệ đổi trả, hoàn hàng thấp dưới 1% (Theo công bố của Tiki).
  • Chiết khấu cho mặt hàng sách khá cao, có thể tới 30%- 35%.
  • Chính sách giao hàng ưu đãi, tạo động lực mua sắm cho khách hàng
  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
  • Chương trình giao hàng nhanh Tiki Now trong 2h

Cũng như Shopee, bán hàng trên Tiki cũng có nhiều khó khăn sau:

  • Khó mở gian hàng trên Tiki, yêu cầu cho người bán là doanh nghiệp và phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Các mặt hàng còn ít, chưa đa dạng.
  • Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 4-10 ngày làm việc với các đơn hàng tiêu chuẩn), tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.
  • Người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng khi bán hàng.

Ngành hàng thế mạnh: Sách, điện tử, nhà cửa đời sống, làm đẹp & sức khỏe, thiết bị văn phòng phẩm.

SHOP THƯƠNG GIA & THỊ TRƯỜNG

So với các “đàn anh” thì Shop Thương gia & Thị trường ra đời muộn hơn, vào cuối năm 2020. Bản chất của Shop Thương gia & Thị trường là một Newspapers E-Commerce Platform – Nền tảng sàn thương mại điện tử tích hợp báo chí. Điều này cho phép người bán dễ dàng xây dựng được thương hiệu về sản phẩm, nhãn hiệu, doanh nhân và doanh nghiệp. Nhờ nền tảng đó, việc mua hàng trên Thuonggiathitruong.shop trở nên nhanh chóng, đơn giản và uy tín tuyệt đối.

LAZADA

Lazada là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn Alibaba. Lazada có mạng lưới phát triển rộng khắp các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Bán hàng trên Lazada có ưu điểm như sau:

  • Một trong các sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập. Theo số liệu công bố của Lazada vào năm 2014, sàn TMĐT này đang chiếm 36,1% thị phần.
  • Phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí. Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 5% cho sản phẩm điện tử – công nghệ, 10% với sản phẩm thời trang, 8% cho các sản phẩm khác.
  • Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng.
  • Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin mua sắm cho khách hàng.
  • Dễ dàng đồng bộ dữ liệu để bán hàng đa kênh, có thể kết nối trực tiếp với Netsale để bán hàng dropshipping.

Lazada Mall Là Gì? Mua Hàng Trên Lazada Mall Có Uy Tín Không? - Chọn hàng chuẩn

Tuy nhiên, bán hàng trên Lazada cũng gây nhiều trở ngại như:

  • Các chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao.
  • Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp, phải hoàn thành khóa học online của Lazada và khai báo ảnh CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh,… để mở gian hàng.
  • Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.
  • Chỉ là kênh tăng doanh thu, khó phát triển và mở rộng bởi chính sách tập trung vào người mua và các quy định khắt khe với người bán hàng.

Ngành hàng thế mạnh: Điện tử, thời trang, sức khỏe làm đẹp, hàng gia dụng, thực phẩm, thể thao, du lịch.

SENDO

Sàn thương mại điện tử Sendo trực thuộc tập đoàn công nghệ FPT đã và đang phát triển lớn mạnh trên thị trường. Theo công bố của Sendo, số lượng gian hàng đã lên đến 80.000 shop và 3.000.000 sản phẩm thuộc các ngành hàng phổ biến. Sendo cũng nhận được một khoản đầu tư 51 triệu USD từ tập đoàn tài chính SBI Holdings hồi tháng 8/2018, hứa hẹn tạo ra nhiều đột phá trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Mã giảm giá Sendo, Voucher khuyến mãi Sendo tháng 7/2021 mới nhất

Do đó, bạn có thể bán hàng trên Sendo với các ưu thế sau:

  •  Là sàn thương mại điện tử tạo uy tín nhờ ăn theo thương hiệu FPT
  •  Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ
  •  Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt.
  •  Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đổi trả sản phẩm theo quy định cho phép.

Nhưng bạn cũng có thể gặp khó khăn như sau:

  • Các gian hàng mở trên Sendo là hoàn toàn miễn phí, nhưng lại bán các gói marketing và sử dụng các gói này cũng chưa chắc đã hiệu quả.
  • Cơ chế quản lý người bán chưa tốt nên vẫn có tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Hiện tượng hoàn hàng khá cao có thể tới 20%. Cơ chế quản lý người mua cũng không được quan tâm đúng mức nên tồn tại rất nhiều đơn hàng ảo.
  • Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người mua. Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo.
  • Tương tác với khách hàng hạn chế.

Ngành hàng thế mạnh: Du lịch, dịch vụ, thời trang, sức khỏe làm đẹp, điện tử.

Nguồn: Shop Thương gia & Thị trường. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.