Site icon Sức Khoẻ và Sắc Đẹp

Làm thế nào để vẫn bán được hàng trong mùa dịch?

cua-hang-tap-hoa

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ đã yêu cầu tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh không thiết yếu để hạn chế tụ tập đông người, kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn đang kinh doanh cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện ích hay siêu thị mini thì vẫn hoạt động bình thường. Có điều, phải vận hành cho cửa hàng tạp hóa như thế nào để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và tăng doanh thu hiệu quả? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu cách để ra đơn hàng đều đăn và duy trì doanh thu nhé!

Để khống chế được tình hình lây lan của dịch bệnh, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và thậm chí các tỉnh có số ca nhiễm cao cũng đã áp dụng các biện pháp và yêu cầu đóng cửa, tạm dừng kinh doanh toàn bộ các cơ sở kinh doanh dịch vu, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ sau: siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hoá, dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu,… Nếu đang mở cửa hàng tạp hóa thì bạn cần nắm ngay bí quyết kinh doanh mùa dịch để vừa đảm bảo sức khỏe cộng đồng vừa tăng doanh thu hiệu quả.

1. Cần đảm bảo an toàn, phòng chống lây nhiễm virus

Đầu tiên, cửa hàng tạp hóa của bạn cần thực hiện nghiêm túc những quy định, khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống virus Covid-19. Nếu để xảy ra lây nhiễm thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động kinh doanh cửa hàng. Do đó cần thực hiện vệ sinh, lau dọn cửa hàng, kệ trưng bày sạch sẽ hoặc sắp xếp kho hàng khoa học. Nên có quy trình đo thân nhiệt, chuẩn bị nước rửa tay và cồn diệt khuẩn cho khách hàng hoặc nhân viên trước khi họ vào cửa hàng để đảm bảo an toàn.

2. Nâng cao truyền thông về dịch bệnh tại cửa hàng tạp hóa

Góp phần cùng Chính phủ chung tay chống dịch, cửa hàng bạn nên nâng cao truyền thông bằng việc dán các poster tuyên truyền những biện pháp bảo vệ sức khỏe, hạn chế lây nhiễm. Vừa để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội vừa là cách quảng bá hình ảnh cửa hàng hiệu quả. Người dân trong khu vực sẽ thấy hình ảnh cửa hàng tạp hóa của bạn chuyên nghiệp và tin tưởng khi đến mua hàng tại đây hơn.

3. Quản lý nhân viên cửa hàng tạp hóa

Phần lớn cửa hàng tạp hóa quy mô hộ gia đình và không thuê nhân viên làm ngoài. Tuy nhiên, có những cửa hàng quy mô lớn có nhân viên hỗ trợ. Do đó bạn cũng cần áp dụng những chính sách hoặc biện pháp để bảo vệ sức khỏe bản thân và nhân viên. Chuẩn bị khẩu trang, găng tay, nón chống dịch để giảm thiểu những tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

4. Làm việc với các nhà cung cấp trong mùa dịch

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa trong thời gian dịch bệnh bạn nên chủ động thường xuyên liên lạc với các nhà cung cấp để theo dõi hàng hóa và quản lý số lượng xuất – nhập mỗi lần. Nhu cầu mua sắm các mặt hàng nhu yếu phẩm sẽ tăng cao nên kho cửa hàng cần chuẩn bị số lượng nhất định, đảm bảo thời gian sử dụng thoải mái. Các sản phẩm như mỳ tôm, muối, mắm, mì chính…

Nếu trong trường hợp đối tác của bạn xảy ra sự cố ngoài ý muốn thì cần có biện pháp dự phòng để có thể cung cấp hàng hóa kịp thời cho người tiêu dùng. Nên thường xuyên trao đổi với nhà cung cấp về kế hoạch nhập hàng hoặc tình hình kinh doanh tại cửa hàng trong thời gian khủng hoảng dịch bệnh để giảm thiểu sự lo lắng và củng cố niềm tin. Kế hoạch nhập hàng cần đảm bảo các yếu tố sau: Xác định danh sách mặt hàng thiết yếu và đảm bảo có kế hoạch đáp ứng nhu cầu khách hàng; Có danh sách nhà cung cấp thay thế…

5. Phát triển thêm kênh bán hàng online hoặc giao hàng tận nơi

90% cửa hàng tạp hóa phụ thuộc vào mặt bằng. Mặc dù vẫn được mở cửa kinh doanh nhưng chắc chắn doanh thu sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Trong khi Chính phủ khuyến khích mọi người dân sử dụng thương mại điện tử, giao hàng tại nhà.

Do đó nếu cửa hàng tạp hóa của bạn có nhân lực và thời gian có thể triển khai gian hàng online trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Shop Thương gia Thị trường… hoặc chọn kênh bán hàng trực tuyến phù hợp, thậm chí nhận giao hàng trong khu dân cư gần đó. Lưu ý khi thực hiện giao dịch mua bán hay giao hàng cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m, vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

6. Nắm bắt thời cơ để thay đổi

Hình thức kinh doanh tạp hoá phần lớn là mô hình kinh doanh gia đình, nhỏ, chưa chuyên nghiệp vì thế việc quản lý nguồn hàng, lợi nhuận gặp nhiều khó khăn cũng như việc tiếp cận với khách hàng hạn chế (chỉ tiếp cận với khách hàng trong khu vực kinh doanh). Chính vì thế, các nhà bán lẻ nên nhanh chóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Bạn có thể tham khảo các mô hình kinh doanh nhượng quyền, hệ thống siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi như PANPAN, Vin mart+, Co.op Food… về cách bố trí, quản lý hàng hoá, cho đến phương thức kinh doanh và tiếp thị, quảng cáo.

Nói riêng về mô hình cửa hàng tiện lợi PanPan, khi nhượng quyền kinh doanh chủ đầu tư được làm chủ cửa hàng Panpan và có thu nhập ổn định hàng tháng; hỗ trợ chiến lược marketing, đào tạo nhân sự, kiểm soát tồn kho… đảm bảo mỗi cửa hàng được vận hành một cách tốt nhất. Đồng thời, các đối tác của Panpan cũng được đào tạo về phong cách và văn hóa của người Nhật; trải nghiệm và sử dụng các mặt hàng Nhật nội địa; đào tạo bán hàng offline và online; được set-up toàn bộ cửa hàng theo hệ thống quy chuẩn chung; đồng bộ thương hiệu và hỗ trợ truyền thông quảng bá; hỗ trợ xử lý hàng hóa khi có phát sinh. Không chỉ thế, các chủ cửa hàng PanPan còn giúp khách hàng thoải mái và vui vẻ khi mua sắm với gói ứng tiền mua sắm lên đến 10 triệu đồng.

Nếu bạn còn đang loay hoay làm thế nào để vận hành kinh doanh và thu lợi nhuận trong mùa dịch này, đừng ngại ngần liên hệ với Công ty Cổ phần TM & DV PANPAN để được tư vấn và hỗ trợ kinh doanh:

PV

Exit mobile version