Site icon Sức Khoẻ và Sắc Đẹp

4 ngôi chùa ở Hàn Quốc được đề xuất là Di sản Thế giới

pagoda-255595_1920

Một ban xét duyệt sơ bộ của UNESCO đã đề nghị 4 ngôi chùa Phật giáo tại Hàn Quốc để đưa vào danh sách các di sản thế giới được bảo vệ của Liên Hợp Quốc, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA) công bố hôm thứ Sáu (4-5).

4 ngôi chùa trên núi chính thức được Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS) chính thức thừa nhận là Beopjusa ở tỉnh Bắc Chungcheong, Buseoksa ở Bắc Gyeongsang, Daeheungsa ở Nam Jeolla, và Tongdosa ở Nam Gyeongsangnam. Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO sẽ đưa ra quyết định cuối cùng tại Bahrain nhân phiên họp thường niên lần thứ 42 từ ngày 24-6 đến ngày 4-7.
Chùa Beopjusa trên núi Songni  
ICOMOS đã công nhận 4 ngôi chùa là sở hữu “giá trị phổ quát nổi bật” trong việc phản ánh truyền thống Phật giáo của Hàn Quốc kể từ thế kỷ thứ 7, lưu ý rằng mỗi ngôi chùa là một ví dụ về một “tu viện bao quát”.

CHA, cơ quan chính phủ phụ trách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Hàn Quốc, năm ngoái đã đệ đơn xin UNESCO công nhận 7 ngôi chùa Phật giáo là Di sản Thế giới. 7 ngôi chùa lịch sử – tất cả đều nằm trên núi – là Beopjusa trên núi Songni, Bongjeongsa trên núi Cheondeung, Buseoksa trên núi Bonghwang, Daeheungsa trên núi Duryun, Magoksa trên núi Taehwa, Seonamsa trên núi Jogye và Tongdosa trên núi Yeongchuk.

Theo báo cáo truyền thông, 2 trong số 3 ngôi chùa được đề xuất không được xác nhận – Magoksa và Seonamsa – do thiếu tính xác thực trong lịch sử, trong khi Bongjeongsa thì quá nhỏ. CHA nói thêm rằng họ sẽ chuyển tiếp thông tin bổ sung về 3 ngôi chùa bị loại trừ vào bảng đánh giá trong nỗ lực cuối cùng để có tất cả 7 ngôi chùa được công nhận là Di sản Thế giới.

Các chuẩn bị của CHA cho việc công nhận USECO, bao gồm tổ chức các hội thảo và lập kế hoạch bảo tồn cho các địa điểm, đã được thực hiện với sự hợp tác với Tông Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc, một tông phái thiền Phật giáo và truyền thống Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc, có nguồn gốc từ 1.200 năm đến thời vương quốc Silla thống nhất (còn được gọi là Vương quốc Silla) (668–935).

Chùa Daeheungsa trên núi Duryun
“Những ngôi chùa trên núi này thực sự thể hiện bản chất của Phật giáo Hàn Quốc, bao gồm các yếu tố của Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, nhưng đại diện cho đặc điểm của những triết lý độc đáo của Hàn Quốc”, HT. Hye-il, giám đốc Cơ quan các Vấn đề Văn hóa của Tông Tào Khê, cho biết năm ngoái về nỗ lực công nhận Di sản Thế giới.

Việc nhận được tình trạng Di sản Thế giới sẽ đòi hỏi các chương trình quản lý và bảo tồn chi tiết đáp ứng các yêu cầu của UNESCO, CHA lưu ý. ICOMOS đã khuyến cáo các ngôi chùa xây dựng kế hoạch bảo trì toàn diện cho các địa điểm, cũng như các biện pháp để tăng số lượng khách thăm viếng mà việc công nhận sẽ mang lại. Beopjusa, một ngôi chùa lớn của Tông Tào Khê, ban đầu được xây dựng vào năm 553 bởi nhà sư Silla Uisin và có lịch sử gắn liền với Phật Di Lặc.

Buseoksa, còn được gọi là “Chùa Đá Nổi”, được thành lập bởi nhà sư uyên bác Uisang năm 676. Daeheungs, một ngôi chùa chính liên kết với Tông Tào Khê, có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 9. Một số nhà nghiên cứu tin rằng nó được thành lập bởi nhà sư Adohwasang năm 514. Tongdosa, một ngôi chùa Tào Khê khác, được công nhận là một trong ba Tam Bảo – ba ngôi chùa Phật giáo chính ở Hàn Quốc – và được thành lập bởi nhà sư Jajang năm 646.

Chùa Tongdosa trên núi Yeongchuk  

Hàn Quốc hiện có 12 di sản thế giới được công nhận, trong đó có nhiều di sản Phật giáo lâu đời và có ảnh hưởng, bao gồm động Seokguram và chùa Bulguksa ở tỉnh Bắc Gyeongsang, khu vực lịch sử Baekje ở Nam Chungcheong và Bắc Jeolla, khu vực lịch sử Gyeongju ở Bắc Gyeongsang, và thành phố pháo đài núi Namhansanseong ở Gyeonggi.

Đa số dân số Hàn Quốc – 46,4% – không theo tôn giáo, theo số liệu cho năm 2010 từ Trung tâm nghiên cứu Pew ở Washington. DC. Người Thiên chúa giáo và các giáo phái Tin lành chiếm phần lớn dân số tôn giáo ở mức 29,4%, trong khi Phật tử chiếm 22,9%.
Văn Công Hưng

Exit mobile version