Vựa đào đá lớn nhất biên giới Nghệ An sẵn sàng vào Tết
baotram
(Baonghean.vn) -Tri Lễ – xã biên giới huyện Quế Phong là vựa đào lớn của tỉnh Nghệ An. Đào ở đây, có đến hàng vạn cây, do đồng bào Mông trồng, vừa tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp cho vùng biên viễn, vừa là cây sinh kế…
Bản Pà Khốm, là 1 trong 5 bản người Mông thuộc xã Tri Lễ (Quế Phong), nơi đây có độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển quanh năm có không khí mát mẻ. Ảnh: Đức Anh
Bản có 92 hộ dân là đồng bào Mông, trong đó có đến gần 90 hộ trồng đào. Ảnh: Nhật Lân
Đào của người Mông được trồng quanh nhà, trồng trên nương rẫy và có nhiều tên gọi như đào đá, đào Mông, đào mốc… Ảnh: Nhật Lân
Đặc điểm của hoa đào này là bông to, nụ khỏe, cây có nhiều lộc non, màu sắc không đậm như đào Nhật Tân…. Ảnh: Đức Anh
Đặc biệt, rất nhiều cành đào đá có cả lộc, nụ, hoa và quả non nên được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết. Ảnh: Đức Anh
Ở độ cao trên 1.000m không khí lạnh, quanh năm sương mù ẩm ướt nên trên các cây đào thường có rêu mốc, tạo nên sức hấp dẫn cho cây đào. Ảnh: Đức Anh
Một cành đào cổ có rêu mốc bám quanh. Ảnh: Nhật Lân
Theo anh Xồng Bá Cha – Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, nơi đây có 5 bản Mông, gồm: Huồi Mới, Pà Khốm, Nậm Tụt, Huồi Xái, Mường Lống và cụm dân cư Minh Châu đều trồng đào với số lượng hàng vạn cây. Ảnh: Nhật Lân
Cũng theo anh Xồng Bá Cha, cây đào có một sự gắn bó mật thiết với đồng bào Mông. Ở những nơi có đồng bào sinh sống hoặc tổ chức làm nương rẫy đều có trồng đào. Cây đào đã là cây sinh kế, thường để bán cành trong dịp tết và thu hái quả vào dịp tháng 4, 5. Ảnh: Đức Anh
Thiếu nữ Mông ngắm hoa đào. Ảnh: Đức Anh
Gia đình anh Vừ Giống Dê ở bản Pà Khốm, có vườn đào hàng nghìn cây đào, trong đó có một phần được trồng từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều năm nay, màu Tết cũng là mùa thu hoạch chính của người dân trồng đào. Năm nay, bà con đều đang chờ đợi thêm một mùa bội thu đào Tết. Ảnh: Nhật Lân